Hình ảnh ấy đã thu hút sự quan tâm của động đồng mạng, ai cũng ngỡ ngàng vì sao câu được cho là tục ngữ “nhạy cảm” này lại xuất hiện trên tờ lịch vào đúng ngày chuyển giao năm cũ sang năm mới.
Gần đây, mạng xã hội lan truyền hình ảnh một tờ lịch nhằm ngày 29 tháng Chạp (tức Giao thừa năm Nhâm Dần) xuất hiện câu thơ được cho là “tục ngữ” nhạy cảm gây xôn xao. Cụ thể, tờ lịch ghi rõ mọi thông tin như: ngày dương lịch là 31/1/2022, còn âm lịch là ngày 29 tháng Chạp năm Tân Sửu vào thứ 2. Đáng nói, trên đó có câu viết mang ý nghĩa vô cùng phồn thực được chú thích rõ là tục ngữ: “Giao thừa vợ nấu cháo lươn/Chồng ăn chồng đ*…, vợ trườn ra sân”.
Hình ảnh ấy đã thu hút sự quan tâm của động đồng mạng. Ai cũng ngỡ ngàng vì sao câu tục ngữ “nhạy cảm” lại xuất hiện trên tờ lịch vào đúng ngày chuyển giao năm cũ sang năm mới. Thậm chí một số người đã dành thời gian đi tìm nguồn gốc của tờ lịch này có thật hay không? Song không ai tìm ra kết quả chính xác.
Trên tờ lịch có câu viết mang ý nghĩa vô cùng phồn thực được chú thích rõ là tục ngữ: “Giao thừa vợ nấu cháo lươn/Chồng ăn chồng…, vợ trườn ra sân”.
Chị Minh Châu (29 tuổi, Hà Nội) cho biết: “Tôi khá ngỡ ngàng khi câu tục ngữ đó lại “có mặt” trên tờ lịch trong ngày cuối cùng của năm Tân Sửu. Ban đầu tôi nghĩ đó chỉ là trò câu like của một ai đó thích photoshop. Nhưng đến giờ vẫn không có căn cứ để xác định tờ lịch được chính thức phát hành hay chỉnh sửa cả”.
Trong khi đó, anh Dũng Vũ (34 tuổi, Hải Dương) cho rằng tờ lịch đó là thật, không hề chỉnh sửa gì cả: “Nhìn tổng quan bức ảnh lan truyền trên mạng xã hội thì tôi thấy đó là tờ lịch thật, không phải photoshop như nhiều người nghĩ! Bởi mọi chi tiết trên đó đều rất chuẩn, đúng với khuôn chữ in nhưng không ai biết cuốn lịch do nhà xuất bản nào phát hành. Thật tò mò”.
Chị Phương Hoa (44 tuổi) – giáo viên Ngữ văn tại một trường THPT trên địa bàn thành phố Hà Nội khẳng định câu tục ngữ “Giao thừa vợ nấu cháo lươn/Chồng ăn chồng…, vợ trườn ra sân” không phải tục ngữ. “Tục ngữ thường là câu ngắn, có vần nhưng không tể ra thơ như câu trên tờ lịch. Theo tôi đó là ca dao thì đúng hơn vì làm theo thể 6-8, có vần”, chị Phương Hoa cho hay.
Ai cũng ngỡ ngàng vì sao câu tục ngữ “nhạy cảm” lại xuất hiện trên tờ lịch vào đúng ngày chuyển giao năm cũ sang năm mới. (Ảnh chụp màn hình)
Trao đổi trên Thanh Niên, TS. Hà Thanh Vân – Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam cũng khẳng định đó không phải là tục ngữ mà là ca dao. Và nguyên văn của câu ca dao là “Thương chồng thì nấu cháo lươn/Chồng ăn chồng… cho trườn ra sân”.
Vị TS cho hay, đặc tính của ca dao là có dị bản, tức là những câu ca dao tương tự như thế, có thể đổi đi một vài từ nhưng vẫn giữ tinh thần, ý nghĩa như ban đầu. Theo đó, từ câu ca dao gốc, người ta có thể đổi “cháo lươn” thành “cháo gà” như: “Thương chồng thì nấu cháo gà/Chồng ăn chồng… cửa nhà rung rinh”.
Cũng theo TS Hà Thanh Vân, trong ca dao tục ngữ Việt Nam có một số câu mang tính chất tục vì trong văn học dân gian, một số câu chuyện cười cũng có hàm nghĩa tục để gây cười. Về ý nghĩa của câu xuất hiện trên tờ lịch, vị tiến sĩ cho rằng đó là câu ca dao diễn tả tình cảm vợ chồng bình thường, vợ chăm sóc chồng không phải chỉ về tinh thần còn về ý nghĩa đời sống quan hệ vợ chồng.
Việc câu ca dao xuất hiện trên tờ lịch có chỉnh sửa hay không thì theo TS Hà Thanh Vân, nếu có thật, câu ca dao được tin vào ngày cuối cùng của năm, tại thời điểm Tất niên Tân Sửu là không phù hợp. “Kho tàng ca dao Việt Nam đâu thiếu những câu hay mà không tục. Người biên soạn đưa câu này lên lịch nếu có thật thì không phù hợp với văn hóa truyền thống phong tục ngày Tết của Việt Nam. Chưa kể, phía đơn vị soạn lịch đã tự ý sửa để câu sai lệch, chữ “thương chồng” và “giao thừa” hoàn toàn khác nhau. Sự cố ý gò ép như vậy để phù hợp với ngày cuối năm là không chấp nhận được”, TS khẳng định.
Hiện tờ lịch trên vẫn thu hút sự chú ý của cộng đồng mạng với những ý kiến trái chiều.