Lãi suất tiền gửi ngân hàng diễn biến ‘lạ’

556

Từ 1 – 4/11, không có thêm ngân hàng nào điều chỉnh lãi suất huy động sau Sacombank (điều chỉnh ngày 1/11).

Lần đầu tiên trong 6 tháng qua, thị trường lãi suất tiền gửi trải qua hai ngày làm việc liên tiếp mà không có ngân hàng nào điều chỉnh lãi suất huy động. Điều này đặt ra câu hỏi liệu lãi suất huy động đã chạm “đáy” chưa.

Hiện tại, nhóm các ngân hàng có lãi suất huy động cao nhất vẫn bao gồm PVCombank, NCB, OceanBank, BaoVietBank, CBBank, HDBank, VietA Bank. Lãi suất huy động tại các ngân hàng này, với kỳ hạn từ 6 đến 36 tháng, dao động 5,7% – 6,5% mỗi năm. Trong số đó, PVCombank là ngân hàng duy nhất áp dụng lãi suất trên 6% ngay từ kỳ hạn tiền gửi 6 tháng.

Lãi suất huy động tạm thời ổn định. (Ảnh minh họa: Báo Chính phủ)

Nhóm Big 4 vẫn duy trì lãi suất huy động thấp nhất, từ 4,1% đến 4,7% mỗi năm đối với tiền gửi kỳ hạn từ 6 đến 11 tháng và từ 5,1% đến 5,5% mỗi năm đối với tiền gửi kỳ hạn từ 12 tháng trở lên.

Đáng chú ý, lãi suất tiền gửi kỳ hạn 1 – 2 tháng tại Vietcombank đã giảm xuống mức kỷ lục chỉ còn 2,8% mỗi năm.

Một số ngân hàng thương mại cổ phần tư nhân cũng duy trì lãi suất huy động cực thấp, chẳng hạn như ABBank, SeABank, Nam A Bank. Thậm chí, lãi suất tiền gửi kỳ hạn 6 – 9 tháng tại nhóm này đã giảm xuống dưới 5% mỗi năm. Trong khi đó, ABBank còn duy trì lãi suất huy động kỳ hạn 12 và 18 tháng lần lượt ở mức 4,7% và 4,4% mỗi năm.

Việc không có sự điều chỉnh lãi suất huy động từ bất kỳ ngân hàng nào trong hai ngày liên tiếp cho thấy mặt bằng lãi suất huy động đã ổn định trở lại. Nhiều ý kiến dự báo diễn biến này có thể sẽ tiếp tục trong tháng 11.

Biểu lãi suất niêm yết tại quầy của các ngân hàng ngày 4/11: